Bảo Quản Kim Loại Vững Chắc Với Sự Hỗ Trợ Của Hóa Chất Tẩy Rửa Chất Lượng

 

 1. Hóa chất tẩy rửa là gì?

- Hoá chất tẩy rửa là sản phẩm được điều chế ra từ những chất hoá học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: Sàn, bề mặt gỗ, bề mặt kim khí. Hoá chất tẩy rửa được ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như trong công nghiệp để: Lau sàn, vệ sinh máy móc, vệ sinh thiết bị dụng cụ sản xuất...

- Trong hóa chất tẩy rửa sẽ có các chất hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu, chất ổn định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi tẩy rửa. Tuy nhiên, chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu bạn sử dụng nó mà không có đồ bảo hộ như: khẩu trang, kính, găng tay,...

- Chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực. Chất tẩy rửa có ba loại: Anion, Cation, và không ion. Anion và Cation có các điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn, gắn với các chuỗi CC không phân cực.

  • Chất tẩy cation sản sinh ion điện dương trong dung dịch.
  • Chất tẩy rửa anion bao gồm cả xà phòng và phần lớn chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại, sản sinh ra điện cực âm keo ion trong dung dịch.
  • Chất tẩy không ion có một số nguyên tử có điện dương yếu và điện âm. Điều này là do điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxy.

2. Đặc tính của hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại

- Hóa chất tẩy rửa là chất chuyên dụng dùng để xử lý những vết ố đen, dầu loang, tẩy rỉ sét bám trên bề mặt kim loại. Hầu hết các loại hoá chất tẩy này đều có tính an toàn cao, thân thiện với môi trường và đặc biệt không gây hại quá nhiều đến sức khỏe người dùng.

- Đặc tính kim loại sau một thời gian sử dụng, bề mặt sẽ bị xuống màu nhanh chóng, do sự tác động của các tác nhân như độ ẩm không khí, mưa…Do vậy việc sử dụng hóa chất tẩy kim loại định kỳ là việc làm hết sức cần thiết vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại nâng cao tuổi đời sử dụng sản phẩm.

- Có khá nhiều mẹo tẩy rửa vết bẩn trên bề mặt kim loại khác nhau như chanh tươi, muối, giấm…Tuy nhiên sử dụng hoá chất tẩy vẫn được sử dụng nhiều hơn cả, vì đem lại hiệu quả cao và áp dụng được trên quy mô công nghiệp.

3. Phân loại hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại

- Mỗi loại chất tẩy rửa khác nhau lại phù hợp với với đặc tính của từng bề mặt kim loại cần làm sạch riêng biệt. Có thể chia thành hai nhóm lớn:

  • Hóa chất tẩy dầu
  • Hóa chất tẩy rỉ sắt thép

- Khi cần làm sạch thiết bị kim loại với số lượng lớn thì người ta sẽ kết hợp với máy xóc rung, máy lồng quay hay máy ly tâm cùng các loại đá mài để nâng cao hiệu quả tẩy rửa.

- Các loại máy móc này có tác dụng xáo trộn vật liệu kim loại với nhau để dễ dàng tẩy trắng, thích hợp áp dụng trên quy mô lớn và hiệu quả làm sạch hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống.

4. Các loại hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại phổ biến hiện nay

HÓA CHẤT THỤ ĐỘNG HÓA BỀ MẶT TRƯỚC KHI TẨY – LTV O6007

Hóa chất lò hơi cũ LTV O6007 là một hỗn hợp các chất ức chế và chất hoạt động bề mặt, ít sủi bọt. LTV O6007 phù hợp với các chất tẩy rửa tính axit như HCl, H2SO4, axit Sulphamic, phosphoric, citric và nitric.


  • Tính chất:
  • Cảm quan : Chất lỏng màu vàng nhạt.
  • pH : 1.0 – 4.0
  • Tỷ trọng (250°C) : 1.02 – 1.12
  • Tan hoàn tàn trong các axit

Ứng dụng:

- Liều lượng sử dụng của hóa chất lò hơi cũ LTV O6007 tùy thuộc vào từng loại hóa chất tẩy rửa tương ứng và đặc điểm của thiết bị cần tẩy rửa. LTV O6007 được châm vào hệ thống trước khi sử dụng hóa chất tẩy rửa nhằm hạn chế axit tấn công bề mặt kim loại gây ăn mòn thiết bị.

Chú ý: Khi pha loãng phải châm hóa chất vô nước chứ không làm ngược lại (châm nước vô hóa chất).

Ích lợi của sản phẩm:

- Hạn chế khả năng tấn công của các axit.

- Thích hợp với các hệ thống kín.

- Bảo vệ bề mặt kim loại khỏi bị ăn mòn.

Những thông tin khác:

Hóa chất lò hơi cũ LTV O6007 là hỗn hợp các chất ức chế, phosphate và chất hoạt động bề mặt.

HÓA CHẤT TẨY BỤI BẨN DẦU MỠ RỈ SÉT LÒ HƠI MỚI – LTV BC

LTV BC là một sản phẩm dùng để loại bỏ dầu mỡ, các rỉ sét và tạo lớp màng bảo vệ trong hệ thống lò hơi mới trước khi đưa vào hoạt động.


  • Tính chất
  • Cảm quan : Chất lỏng không màu.
  • Tỷ trọng : 1.00 – 1.10
  • pH : 10.0 – 13.0
  • Tính tan : tan hoàn toàn trong nước

Ứng dụng

- LTV BC được bơm và tuần hoàn liên tục trong hệ thống mới khoảng 4 đến 6 giờ. Sau đó, rửa kỹ lại hệ thống bằng nước sạch và bơm vào LTV BC vào hệ thống lần 02 cùng với nước và đưa hệ thống vào sử dụng.

- Liều lượng: Tùy vào từng hệ thống trong thực tế.

Ích lợi của sản phẩm

- Sản phẩm dạng lỏng rất dễ sử dụng

- Không độc hại.

- Loại bỏ hiệu quả dầu mỡ, rỉ hàn trong hệ thống mới.

HÓA CHẤT TẨY BỤI BẨN DẦU MỠ CÔNG NGHIỆP – LTV COIL CLEANER

LTV COIL CLEANER là một chất lỏng manh tính kiềm được điều chế dành riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt của bộ tản nhiệt. Đó là chất lỏng màu nâu nhạt, khá nhat có chứa hỗn hộp chất phân tán có thể phân hủy sinh học và các chất hoạt tính cao nhằm loại bỏ nhanh và hiệu qua các bụi, dầu mỡ, đất cát thường gặp trong lá tan nhiệt của bình ngưng dùng không khí trong thiết bị AHU.

Ích lợi của sản phẩm

Khôi phục lại hiệu qua truyền nhiệt của thiết bị nhờ loại bỏ bẩn dầu mỡ và chất lắng đọng. Giữ bề mặt kim loại sạch.

Hướng dẫn sử dụng

¤ Chuẩn bị

- Bước 1: Tắt quạt hút để ngừng thiết bị AHU, FCU

- Bước 2: Trang bị dụng cụ bao hộ như găng tay, kính mắt …

LTV COIL CLEANER là hóa chất mang tính kiềm mạnh vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Phải dùng găng tay và kính bảo hộ khi làm việc với hoá chất.

¤ Quy trình tẩy

- Bước 3: Xịt nước ướt đều bề mặt lá tản nhiệt


- Bước 4: Xịt hoá chất lên lá tản nhiệt và đợi khoảng 15 – 20 phút cho hoá chất phản ứng với chất bẩn.


- Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch


- Bước 6: Kiểm tra pH dung dịch nước sau tẩy


- Bước 7: Kết thúc quy trình tẩy: Khi pH dung dịch nước sau tẩy tương đương pH nguồn nước dùng để rửa


LƯU Ý: Sau khi thực hiện bước 5 mà trên lá tản nhiệt vẫn còn nhiều chất bẩn thì thực hiện lại bước 4…


5. Các phương pháp xử lí bề mặt kim loại hiện nay

5.1: Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp thủ công

- Dùng bàn chải sắt

+ Sử dụng bàn chải sắt để chà mạnh lên bề mặt kim loại bị cáu bẩn, gỉ sét,…

+ Đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền nhưng tốn nhân công, thời gian và dễ làm bề mặt kim loại bị cào xước, bóng tróc làm giảm độ bám dính của lớp sơn lót trên bề mặt kim loại.

- Dùng búa gõ kết hợp với bàn chải sắt

+ Phương pháp này thích hợp với những sửa chữa cục bộ, sửa chữa nhỏ, dễ dàng lấy đi các mảng gỉ sét lớn nhưng lại dễ làm biến dạng bề mặt chi tiết và trong quá trình thực hiện tạo ra tiếng ồn lớn.

+ Ngoài ra, dao cạo, giấy nhám cũng là những vật dụng được dùng để làm sạch bề mặt kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ô nhiễm môi trường do tạo ra lượng bụi bẩn lớn, đồng thời độ mịn, nhám của bề mặt không đều.

5.2: Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp cơ khí

- Dùng nhiệt

+ Phương pháp này sử dụng thiết bị tạo nhiệt đốt cháy (acetylen, oxy) để loại bỏ hầu hết lớp áo tôn, lớp sơn cũ, dầu mỡ, cặn cáu, bụi … bám trên bề mặt kim loại.

+ Hiệu quả với các lớp sơn cũ, dầu mỡ cặn cáu bẩn nhưng kém hiệu quả với lớp gỉ sét. Đặc biệt, do chịu tác dụng của nhiệt nên vật dụng kim loại được xử lý dễ bị biến dạng.

- Dùng máy mài đĩa cát

+ Sử dụng máy chà gỉ sét dạng đĩa mài với đĩa quay được đính dán bằng các hạt nhám để mài vào những vị trí cần loại bỏ vết bẩn, gỉ sét.

+ Thích hợp để xử lý những vị trí góc cạnh.

- Phun cát ướt

+ Hỗn hợp nước và cát được phun dưới áp suất cao để loại bỏ các mảng gỉ lớn, lớp sơn cũ dày.

+ Là phương pháp an toàn với môi trường, xử lý được khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn.

- Phun cát khô

+ Qua miệng súng phun, các hạt cát, đá, sỏi nhỏ (kích thước khoảng 0,3 - 1,5 mm) đập mạnh vào bề mặt kim loại, chi tiết với tốc độ cao để làm sạch gỉ, lớp sơn cũ và các chất bẩn dính bề mặt.

+ Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay giúp loại bỏ hoàn toàn các vết gỉ, chất bẩn, tạo nhám rất tốt trên bề mặt. Tuy nhiên, cách này tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễm.

- Dùng máy phun nước áp lực cao

+ Phương pháp này giúp loại bỏ các lớp sơn cũ, cặn bẩn, gỉ sét trên bề mặt kim loại với áp lực khoảng 1,900 bar (gần 30.000 psi) một cách nhanh chóng, an toàn với môi trường và sản phẩm cần làm sạch.

+ Nhược điểm của phương pháp này là tốn kém chi phí mua máy và dễ làm oxy hóa bề mặt máy móc tại những vị trí không được sơn phủ.

5.3. Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp điện hóa

- Sử dụng dòng điện kết hợp với hóa chất tẩy dầu điện để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn.

- Đây là phương pháp thích hợp với những chi tiết nhỏ có độ chính xác cao.

5.4. Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hóa học

- Sử dụng các hóa chất như dung môi hữu cơ, dung dịch kiềm, chất tẩy dầu kiềm dạng nước hoặ bột, chất xúc tác, chất định hình,…để loại hoàn toàn các vết gỉ sét, mốc và bụi bẩn.

5.5. Xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp siêu âm

- Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để làm sạch bề mặt, góc cạnh của vật dụng, chi tiết một cách nhanh chóng.

5.6. Xử lý bề mặt kim loại bằng công nghệ laser

- Trong lĩnh vực hàng không, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, chế biến thực phẩm, công nghiệp cao su, săm lốp, công nghiệp điện tử,….công nghệ laser được sử dụng khá phổ biến để xử lý bề mặt kim loại.

- Công nghệ laser sử dụng các xung tập trung cực mạnh và cực nhanh (1/1000s) với công suất lớn bắn trực tiếp vào bề mặt chi tiết, đánh bật các mảng bám hữu cơ trên bề mặt, làm sạch bề mặt các mối hàn kim loại, các mảng bám sơn cũ, dầu cặn và chất bẩn,….

6. Những lưu ý cần biết khi sử dụng hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại

- Kim loại cần được tẩy rửa định kỳ

- Các sản phẩm kim loại sau thời gian được sử dụng sẽ nhanh chóng xuống màu sau một khoảng thời gian sử dụng bởi các tác nhân như độ ẩm không khí, mưa… Đặc biệt là với khí hậu ở nước ta là nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao thì việc sử dụng chất tẩy rửa bề mặt kim loại rửa định kỳ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại.

- Để xử lý những vết gỉ sét, vết ố xuất hiện trên bề mặt kim loại thì cần đến hóa chất tẩy rửa. Tuy có nhiều mẹo tẩy gỉ kim loại khác nhau bằng muối, chanh tươi … nhưng sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng vẫn đem lại hiệu quả cao hơn, cho phép xử lý được kim loại với số lượng lớn bằng máy móc.

7. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng hóa chất tẩy rửa bề mặt kim loại

- Bề mặt sản phẩm bị dính dầu mỡ và rỉ sét gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thẩm mỹ của thiết bị, vì vậy cần được tẩy rửa để giúp:

+ Bề mặt sạch sẽ, hạn chế bị ăn mòn.

+ Giúp việc trao đổi nhiệt được diễn ra tốt hơn.

- Sử dụng hóa chất để tẩy rửa tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp khác; tẩy bằng hóa chất giúp làm sạch được những phần bên trong góc của thiết bị mà những phương pháp khác không vệ sinh được.

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/fVJA

Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LTV O5404 Dung dịch tẩy rửa nhà bếp - ltv.vn

LTV O5404 - Sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng cho thiết bị nhà bếp: Lựa chọn tối ưu để duy trì sự sạch sẽ và bảo vệ thiết bị. Nước tẩy dầu mỡ bụi bẩn dầu mỡ công nghiệp, hóa chất tẩy rửa đa năng